Về cơ bản, thị trường dược phẩm trong tháng 7 nói riêng và 7 tháng đầu năm 2022 nói chung duy trì ổn định, đáp ứng đủ thuốc cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh và nhu cầu điều trị của nhân dân, đảm bảo đủ thuốc phục vụ phòng chống dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc hay tăng giá thuốc đột biến; cơ bản tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát.
Công tác triển khai, ứng phó với tình hình dịch bệnh:
- Ngày 20/7/2022, Cục QLD(Bộ Y tế) đã ban hành công văn số 6942/QLD-ĐK công bố đợt 2 danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn hiệu lực số đăng ký theo quy định tại khoản 1 điều 14 Nghị định số 29/2022/NĐ-CP ngày 29/4/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gia hạn 3.579 thuốc, nguyên liệu làm thuốc ngoài, thuốc, nguyên liệu sản xuất trong nước, vắc xin, sinh phẩm đến ngày 31/12/2022.
- Ngày 21/7/2022, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 3850/BYT-QLD gửi Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị cung ứng thuốc để chủ động, kịp thời cung ứng dịch truyền Dextran 40 phục vụ điều trị, cụ thể:
* Sở y tế các tỉnh/thành phố trực thuốc Trung ương:
+ Thực hiện hoặc chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm theo quy định để đảm bảo kịp thời cung ứng được dịch truyền Dextran cho nhu cầu điều trị.
+ Đảm bảo việc ký hợp đồng giữa các đơn vị cung ứng thuốc(nhập khẩu/phân phối) dịch truyền Dextran 40(đơn vị trúng thầu) với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần thể hiện dưới dạng hợp đồng chi tiết, có số lượng và thời gian giao hàng cụ thể, đồng thời nêu rõ trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
* Đơn vị cung ứng thuốc:
+ Khẩn trương liên hện với cơ sở sản xuất để có nguồn Dextran cung ứng sớm nhất cho thị trường Việt Nam.
+ Sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc Dextran sản xuất tại Việt Nam
Một số biện pháp để đảm bảo nguồn cung ứng thuốc, bình ổn thị trường:
- Tiếp tục nghiêm túc triển khai và hương dẫn các đơn vị thực hiện theo các văn bản đã ban hành theo chỉ đạo của Chính phủ trên cơ sở theo dõi sát sao diễn biến tình hình dịch bệnh để đảm bảo cung ứng kịp thời thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh, thiên tai. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành và các đơn vị liên quan để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời thuốc cho các cơ sở y tế, đặc biệt các thuốc phòng chống dịch Covid-19. Tiếp tục làm việc với ccacs đối tác trong và ngoài nước để tăng cường nguồn thuốc điều trị Covid-19.
- Bộ Y tế tiếp tục đẩy nhanh giải quyết việc duy trì hiệu lực giấy đăng ký lưu hành theo Nghị định số 29/2022/NĐ-CP ngày 29/4/2022 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban thường vụ quốc hội; đẩy nhanh quá trình đàm phán giá thuốc nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa công tác đấu thầu thuốc, đặc biệt là thuốc biệt dược gốc.
- Kiểm soát chặt chẽ việc rà soát, công bố giá thuốc kê khai/kê khai lại. Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm việc thực hiện quy định về quản lý giá thuốc.
Công tác quản lý giá thuốc: Theo thông tin do Cục QLD – Bộ Y tế: Trong tháng 7 năm 2022, ước giá trị sản xuất trong nước đạt khoảng 250 triệu USD; Trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu 230 triệu USD; Trị giá nguyên liệu nhập khẩu: tháng 7 đạt 45 triệu USD.
Dự báo xu hướng biện động của thị trường:
Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp; giá của một số yếu tố đầu vào phục vụ sản xuât, kinh doanh thuốc có xu hướng tăng, đặc biệt là nguồn nguyên liệu nhập khẩu bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Tuy nhiên, ngành Y tế vẫn tiếp tục nỗ lực bảo đảm kịp thời cung ứng thuốc phục vụ công tác điều trị.
(Nguồn: Báo cáo Tổ điều hành thị trường trong nước)